Trong nghiên cứu khoa học, khái niệm thường được đề cập là "biến" để nói đến một đặc tính chứa giá trị. Hai loại biến phổ biến là biến độc lập và biến phụ thuộc. Việc xác định hai biến này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu cần phân biệt được hình dạng và thống nhất cách hiểu trong cả quá trình thực hiện nghiên cứu từ khâu đưa ra mục tiêu, lập giả thuyết, lập bảng hỏi đến khâu phân tích xử lý số liệu.
Biến độc lập (independent variable): là chỉ báo yếu tố đo lường ảnh hưởng vấn đề nghiên cứu. Nó giả định là sẽ gây ra thực trạng vấn đề nghiên cứu khi có những thay đổi. Biến độc lập không bị tác động bởi loại biến khác.
Biến phụ thuộc (dependent variable): là chỉ báo mô tả đo lường thực trạng vấn đề nghiên cứu. Nó giả định là sẽ bị thay đổi nếu có sự thay đổi của biến độc lập.
Biến độc lập và phụ thuộc là sự thể hiện quan hệ nhân quả. Biến độc lập giữ vai trò nguyên nhân, còn biến phụ thuộc là kết quả. Khi tác nhân thay đổi thì kết quả thay đổi.
Ví dụ: Với giả thuyết nghiên cứu: Tham nhũng gia tăng khi thể chế chính trị, kinh tế, xã hội không ổn định. Biến độc lập trong giả thuyết trên: thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế xã hội. Biến phụ thuộc là mức độ tham nhũng.
Biến phụ thuộc và biến độc lập không bất biến, có nghĩa là một yếu tố có thể là biến phụ thuộc trong trường hợp này nhưng cũng có thể là biến độc lập trong trường hợp khác và ngược lại ở biến độc lập cũng như vậy. Một biến được xác định là phụ thuộc hay độc lập được xác định do cách đặt vấn đề và các mục tiêu của nghiên cứu.
Ví dụ: Thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa bị chi phối bởi chính sách quản lý. Có thể thấy, nếu thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa là biến độc lập ở ví dụ trên, thì ở ví dụ này, nó đóng vai trò là biến phụ thuộc.
Trong một công trình khoa học, khi đề xuất giả thuyết, nhà nghiên cứu đã phải phân định được 2 loại biến này. Hoạt động lập bảng hỏi tiếp theo cũng cần được phân biệt và xác định các biến được đưa vào. Và đặc biệt là trong quá trình xử lý số liệu, từ khâu tạo biến đến thao tác dữ liệu, xây dựng mô hình hồi quy, kiểm định T-test, phân tích ANOVA... cần nhận dạng một cách chính xác để quá trình thực hiện được chuẩn xác.
Xem thêm > Kho kiến thức nghiên cứu
Xem thêm > Quy trình nhập số liệu khảo sát
Xem thêm > Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
Có thể bạn quan tâm > Dịch vụ Nhập số liệu
Có thể bạn quan tâm > Dịch vụ Xử lý số liệu
Có thể bạn quan tâm > Dịch vụ Khảo sát thông tin tại thực địa
No comments:
Post a Comment